Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy (dịch)
Rối loạn khí sắc bao gồm Rối loạn trầm cảm và Rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Đặc trưng của Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là thân chủ trải qua một hay nhiều cơn hưng cảm hay hưng cảm nhẹ. Trong nội dung bài viết này chỉ trình bày những nội dung và những mục tiêu đơn giản có liên quan đến những triệu chứng trầm cảm và hưng cảm.
Theo DSM-IV (1994), những đặc điểm đặc trưng của rối loạn khí sắc là rối loạn về khí sắc-hưng cảm hay trầm cảm. Rối loạn khí sắc được phân loại như sau: Rối loạn trầm cảm, Rối loạn khí sắc, Rối loạn khí sắc theo mùa, Rối loạn hưng cảm, Rối loạn hưng cảm nhẹ, Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, Rối loạn khí sắc chu kỳ.
TRẦM CẢM
NHỮNG MỤC TIÊU TRONG TRỊ LIỆU TRẦM CẢM
1. Đánh giá sự nguy hiểm đối với bản thân thân chủ và người khác.
2. Cung cấp cho thân chủ môi trường an toàn.
3. Xem xét mức độ cần thiết của việc lượng giá y khoa.
4. Cải thiện việc giải quyết vấn đề của thân chủ.
5. Cải thiện khả năng đối phó với trầm cảm của thân chủ.
6. Phát triển và khuyến khích việc sử dụng hệ thống hỗ trợ để hỗ trợ cho thân chủ.
7. Giải quyết những hệ quả của mất mác của thân chủ.
8. Cải thiện lòng tự tôn.
9. Điều chỉnh lại nhận thức của thân chủ.
10. Cải thiện việc ăn uống của thân chủ.
11. Cải thiện giấc ngủ cho thân chủ.
12. Phát triển chương trình quản lý trầm cảm.
13. Nhắc nhở thân chủ tuân theo toa thuốc của bác sĩ.
TRỊ LIỆU TẬP TRUNG VÀO NHỮNG NỘI DUNG
1. Đánh giá mức độ nguy hiểm của tự tử.
A. Những ý nghĩ về việc tự sát hay ước muốn dai dẳng về cái chết.
B. Lập kế hoạch tự tử.
C. Những tiềm lực đã đưa thân chủ ra khỏi kế hoạch tự tử
D. Cảm giác thất vọng.
E. Những lần cố gắng tự tử trước đây hay người thân của thân chủ đã cố gắng tự tử.
F. Những mất mác gần đây.
G. Lạm dụng chất kích thích hay các chất gây nghiện.
H. Khả năng kiểm soát những xung động kém.
I. Khả năng phán xét kém.
Trong suốt quá trình trò chuyện có thể sẽ làm giảm cảm xúc đau khổ mà thân chủ đã trải qua trong đời sống hàng ngày, khuyến khích thân chủ bộc lộ cảm xúc và những ý định tự tử. Nhà trị liệu giúp cho thân chủ nhận thức tự tử là kết quả của sự thất vọng và tuyệt vọng. Điều này có thể sẽ không làm giảm mức độ đau khổ của thân chủ nhưng có thể sẽ tạo ra một vài thuận lợi cho việc trị liệu. Khi một người nói về những suy nghĩ tự tử của mình họ có thể dễ dàng hiểu được những tác động lớn lao của việc họ tự tử với gia đình, bạn bè của họ và những người thân khác. Nhà trị liệu công nhận họ là người có giá trị và làm cho thân chủ an tâm, giúp cho thân chủ nhận thức mâu thuẩn trong tư tưởng của họ có thể gia tăng, đó là tín hiệu hợp lý. Nhà trị liệu giúp cho thân chủ nhận thấy mọi người ủng hộ và cùng chung sức với họ để giúp họ vượt qua trầm cảm. Mục tiêu trước mắt là giao kèo bằng lời kết hợp với việc viết bản cam kết để có thể hỗ trợ cho thân chủ đối phó với những cưỡng bức dẫn đến việc thân chủ có hành vi tự huỷ.
Nếu thân chủ đã khuây khoả và không muốn làm một cam kết về tự tử nhưng dấu hiệu này không rõ ràng đó cũng là dấu hiệu nguy hiểm, nhà trị liệu cần xem xét việc tăng số lần và thời gian tiếp xúc. Nếu thân chủ đang điều trị ngoại trú, nhà trị liệu cần giữ liên lạc với họ trong một thời gian ngắn bằng một chương trình điều trị ngoại trú hay điều trị ở bệnh viện ban ngày. Nếu hiện tại thân chủ không dùng thuốc chống trầm cảm thì nên chỉ dẫn thân chủ làm một đánh giá về mặt y khoa.
Nếu thân chủ không có khả năng đảm bảo rằng họ không có dự định tự tử thì nên cho thân chủ nhập viện là điều cần thiết. Trước tiên, để cho thân chủ tự ý đến với bác sĩ tâm thần. Nếu thân chủ không sẵn sàng và tự nguyện làm việc đó thì sau đó thân chủ sẽ không tự nguyện tiếp tục theo đuổi tiến trình điều trị. Cung cấp một môi trường an toàn với sự kiểm tra và hỗ trợ là điều cần làm ngay.
Khoảng thời gian thân chủ có sự nguy hiểm với bản thân nhà trị liệu thường gặp khó khăn trong việc phân tích lâm sàng, vì vậy đòi hỏi phải chú ý và can thiệp kịp thời. Điều này rất quan trọng khi đánh giá và loại trừ một vài ý nghĩ và ý định giết người ở khả năng tiềm ẩn. Nếu nhà trị liệu phát hiện thân chủ có ý định làm hại người khác thì cần có những can thiệp lâm sàng thích hợp và có nhiệm vụ cảnh báo hậu quả có thể xảy ra và phải đối phó kịp thời.
2. Cung cấp cho thân chủ môi trường an toàn.
A. Chú ý đến người hợp tác thích hợp (giấu súng, thuốc…), người có thể chú ý đến vấn đề tự tử của thân chủ.
B. Đánh giá sự cần thiết của hỗ trợ xã hội.
C. Mức độ chăm sóc phù hợp nếu cần
- Chăm sóc khẩn cấp: linh hoạt về thời gian tiếp xúc, kéo dài thời gian tiếp xúc để thân chủ có thể bộc lộ cảm xúc và giải quyết vấn đề cần thiết.
- Nhập viện
- Điều trị nội trú
- Điều trị ngoại trú
3. Xem xét mức độ cần thiết sự lượng giá về y khoa
A. Nếu nhà trị liệu nhận thấy điều này là cần thiết và thân chủ đã có tiền sử về trầm cảm ảnh hưởng đến chất lượng và chức năng cuộc sống.
B. Nếu trầm cảm tái phát và hiện tại những triệu chứng của trầm cảm cấp tính thì cần chuyển thân chủ đến những nơi phù hợp để lượng giá về y khoa.
C. Đánh giá mối liên hệ của khí sắc với những dấu hiệu của loạn thần. Điều này có thể rõ ràng hoặc chúng ta không nhận ra. Nếu có thể, truyền đạt những thông tin cho bác sĩ.
4. Giải quyết vấn đề không hiệu quả
A. Xác định vấn đề đó là vấn đề gì
B. Động não để tìm ra những giải pháp hợp lý
C. Dự đoán kết quả với những giải pháp khác nhau
D. Chọn giải pháp tốt nhất phù hợp với những đòi hỏi của tình huống có vấn đề
E. Giúp thân chủ hiểu rằng giải pháp đã chọn có thể sẽ không diễn ra như dự đoán, vì thế có thể có những điều bất ngờ trong kế hoạch.
5. Nhà trị liệu em xét những bất thường trong việc ứng phó với trầm cảm của thân chủ
A. Giúp thân chủ hiểu rằng chỉ có thể làm một việc tại một thời điểm.
B. Dạy cho thân chủ những kỹ thuật thư giãn để sử dụng nếu xuất hiện cảm xúc tràn ngập.
C. Ưu tiên lựa chọn những nội dung thân chủ phải đối phó.
D. Xác định ranh giới rõ ràng, hợp lý đặc biệt là những nội dung có liên quan đến việc làm hài lòng người khác thay vì chăm sóc bản thân.
E. Loại bỏ bớt những lợi ích thứ yếu
F. Không tự lo liệu được
- Khuyến khích thân chủ có trách nhiệm với bản thân và ra những quyết định
- Bao gồm cả yếu tố con người khi thiết lập mục tiêu
- Đưa ra phản hồi tích cực khi thân chủ ra quyết định
- Phát triển những mục tiêu khả thi, những giới hạn và mong đợi
- Nhận ra những lĩnh vực trong cuộc sống và chăm sóc bản thân trong mối liên hệ với những người có thể kiểm soát được cũng như là những lĩnh vực mà thân chủ thiều khả năng kiểm soát.
- Khuyến khích thân chủ bộc lộ những cảm xúc có liên quan đến những lĩnh vực trong đời sống ngoài khả năng kiểm soát của con người và làm thế nào để từ bỏ nó.
6. Sử dụng những nguồn lực và sự hỗ trợ của xã hội
A. Ngăn chặn ý muốn rút lui và cô lập
B. Nhận biết những hỗ trợ tích cực về cảm xúc/xã hội mà thân chủ đã tránh né
C. Cam kết sử dụng các nguồn lực và hệ thống hỗ trợ theo một cách nào đó mỗi ngày.
D. Giải thích cho thân chủ hiểu việc cô lập bản thân sẽ duy trì trầm cảm
E. Tương tác xã hội kém:
- Thể hiện sự chấp nhận và quan tâm tích cực để tạo cảm giác an toàn, tạo môi trường không phán xét.
- Nhận biết người khác thông qua cuộc sống và những hành động của họ, những điều trước đây đem lại cảm giác hài lòng.
- Khuyến khích sử dụng hệ thống hỗ trợ.
- Khuyến khích mạo hiểm thích hợp
- Dạy cho thân chủ quyết đoán trong giáo tiếp
- Giao tiếp trực tiếp, đưa ra phản hồi không phán xét trong mối quan hệ với người khác.
- Đáp ứng phù hợp ứng nhằm phó hiệu quả với những tình huống gây stress.
- Huấn luyện những kỹ năng xã hội để có thể tiếp cận với người khác và tham gia vào cuộc hội thoại.
- Sắm vai và thực hành những kỹ năng xã hội nhằm củng cố và tăng cường khả năng hiểu người khác.
- Thực hiện thường xuyên tương tác xã hội.
7. Sự bất thường về mất mác
A. Xác định giai đoạn hiện tại của thân chủ trong chu trình mất mác.
B. Thể hiện sự quan tâm và thấu cảm phù hợp
C. Xác định vấn đề lớn nào thân chủ chưa giải quyết được về sự mất mác.
D. Khuyến khích thân chủ bộc lộ cảm xúc
E. Sử dụng kỹ thuật chiếc ghế trống hay viết thư cho người đã mất như một cách để giải quyết những vấn đề chưa giải quyết được.
F. Giúp thân chủ hiểu các giai đoạn của tiến trình họ đang trải qua, những cảm xúc như giận dữ, cảm giác tội lỗi đang xuất hiện trong học là bình thường và phù hợp.
G. Hỗ trợ thân chủ từ bỏ nhận thức mang tính lý tưởng hóa để họ có thể chấp nhận cả những điểm tích cực và tiêu cực của người/vật đã mất.
H. Củng cố sự thích nghi tích cực để ứng phó với những trải nghiệm về sự mất mác (chú ý xem xét yếu tố đạo đức và những khác biệt về xã hội).
I. Chuyển thân chủ đến nhóm những người cũng đang trải qua sự mất mác.
J. Tìm hiểu vấn đề tôn giáo và sử dụng sự hỗ trợ của tôn giáo.
8. Lòng tự tôn thấp
A. Tập trung vào những điểm mạnh và những thành công
B. Tránh tập trung vào những thất bại trong quá khứ
C. Giúp thân chủ xem xét những thất bại hay những trải nghiệm không tốt như là một phần của tiến trình học hỏi.
D. Nhận biết những nội dung mà thân chủ muốn thay đổi và những đối tượng kết nối với những mục tiêu.
E. Khuyến khích thân chủ nỗ lực độc lập và thể hiện sự chấp nhận có trách nhiệm.
F. Dạy cho thân chủ giao tiếp quyết đoán, thiết lập một cách thích hợp những giới hạn và những ranh giới.
G. Dạy cho thân chủ những kỹ thuật giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng kỹ thuật “I statement”, không làm ra vẻ, yêu cầu rõ ràng, …
H. Củng cố một cách tích cực thông qua các bài tập thể hiện sự độc lập.
9. Suy nghĩ bị bóp méo
A. Nhận biết những tác động tiêu cực của trầm cảm và giúp thân chủ sử dụng “self-talk” tích cực.
B. Gạn lọc thông tin cho rõ ràng khi thông tin giao tiếp bị bóp méo.
C. Củng cố những ý nghĩ thực tế
D. Sử dụng những kỹ thuật can thiệp thích hợp như tăng cường khả năng nhận thức với những lựa chọn có ý thức (tập trung vào những ý nghĩ tích cực), ngưng nghỉ, chia những ý nghĩ thành từng ngăn.
E. Làm cho những ý nghĩ của thân chủ dễ hiểu, hợp lý nhằm chống lại với những ý nghĩ không hợp lý.
10. Rối loạn ăn uống
A. Đánh giá vấn đề ăn uống và lượng thức ăn nạp vào cơ thể
B. Giúp thân chủ nhận thức được vai trò của chất dinh dưỡng là cung cấp năng lượng và tạo ra ý nghĩ rõ ràng.
11. Rối loạn giấc ngủ:
A. Đánh giá vấn đề giấc ngủ và cả thời gian ngủ
B. Khuyến khích thân chủ ngủ đầy đủ và thích hợp theo chu kỳ
C. Không khuyến khích thân chủ ngủ ngày.
D. Tránh sử dụng cafe và các chất kích thích khác
E. Tập các bài tập thư giãn hay nghe nhạc thư giãn trước khi ngủ
F. Tập thể dục nhịp điệu hàng ngày cũng như là đi bộ
G. Sử dụng thuốc an thần vào buổi tối thay vì dùng vào các thời điểm khác trong ngày.
H. Tắm nước nóng, mát xa, trà thảo mộc, ăn nhẹ, …để ngủ ngon hơn.
12. Khó khăn trong việc quản lý trầm cảm: Vấn đề này đòi hỏi thân chủ xem xét lại lối sống. Để kiểm soát trầm cảm đòi hỏi thân chủ phải cam kết với bản thân là phải có trách nhiệm trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình (Xem thêm phần xây dựng kỹ năng).
A. Những nội dung trong kế hoạch chăm sóc bản thân bao gồm:
- Sắp xếp lại những hoạt động thường nhật
- Sử dụng và mở rộng hệ thống hỗ trợ xã hội
- Thái độ tích cực và đồng nhất với những việc tích cực trong đời sống của thân chủ.
- Nhận thức
- Tập thể dục nhịp điệu đều đặn
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
- Sống theo chuẩn mực giá trị của bản thân
13. Giúp thân chủ (gia đình nếu có thể) về tác dụng của thuốc
A. Điều quan trọng là phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
B. Thân chủ phải hiểu vấn đề của họ về một số tác dụng phụ có liên quan đến thuốc sử dụng.
C. Hướng dẫn cho thân chủ đến tham khảo tác dụng của thuốc với bác sĩ hay dược sĩ.
D. Chú ý đến vấn đề cân bằng các chất hóa học trong cơ thể có liên quan đến trầm cảm.
E. Giúp thân chủ hiểu được hệ quả của việc không tuân theo chỉ dẫn trong toa thuốc của bác sĩ.
F. Những tác động của thuốc chống trầm cảm:
- Làm dịu đi trầm cảm
- Những tác động phụ: khô miệng, táo bón, hoa mắt, khó tiểu,
- Tụt huyết áp
- Tim đập nhanh/Rối loạn nhịp tim
- Nhạy cảm ánh sáng
- Giảm ngưỡng tai biến
- Lên cơn tăng huyết áp (quan sát các triệu chứng như: đánh trống ngực, buồn nôn, mửa ra, toát mồ hôi, đau ngực, đau đầu ở thùy chẩm, phát sốt, căng trương lực, hôn mê.
- Tăng hoặc giảm cân
- Cường dương
Nếu thân chủ thấy những tác dụng phụ của thuốc cần khuyến cáo thân chủ xin ý kiến bác sĩ. Nếu thân chủ được chẩn đoán là Rối loạn khí sắc theo mùa thì thường đáp ứng tốt trong quá trình trị liệu trầm cảm.
HƯNG CẢM
NHỮNG MỤC TIÊU TRONG TRỊ LIỆU HƯNG CẢM
1. Tạo môi trường an toàn
2. Loại trừ những nguy hiểm cho bản thân và người khác
3. Giúp thân chủ ổn định và theo chỉ dẫn về thuốc của bác sĩ
4. Không đề cập đến những tiến trình tư duy
5. Loại bỏ những rối loạn về tri giác
6. Cải thiện tương tác xã hội/giảm cô lập
7. Cải thiện lòng tự tôn
8. Cải thiện giấc ngủ
9. Giúp thân chủ hiểu vai trò và những ảnh hưởng của thuốc
TRỊ LIỆU TẬP TRUNG VÀO NHỮNG NỘI DUNG
1. Nguy cơ bị thương
A. Đánh giá:
- Hành vi phá hoại
- Tăng hoạt động quá mức
- Xúc động quá mức
- Có hành vi tự hủy
- Lớn tiếng và gây hấn tăng
- Đe dọa
B. Nếu thân chủ mất kiểm soát đó là dấu hiệu nguy hiểm cho bản thân và người khác thì nhập viện là điều cần làm.Nhập viện cung cấp cho thân chủ một môi trường an toàn, có sự giám sát, và có cơ hội dùng thuốc để ổn định. Tùy thuộc vào mức độ hưng cảm mà việc nhập viện của thân chủ diễn ra theo tự nguyện hay ép buộc.
C. Giữ kích thích từ môi trường ở mức thấp nhất
D. Dấu những vật có thể gây nguy hiểm
E. Tăng hoạt động cơ thể như đi bộ để giải phóng năng lượng
F. Dùng thuốc theo toa chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Nguy cơ bạo lực (trực tiếp hướng đến bản thân hay người khác)
A. Đánh giá
- Tăng hoạt động quá mức
- Có dấu hiệu nghi ngờ hoặc hoang tưởng
- Thù địch, đe dọa làm hại bản thân và người khác
- Thịnh nộ
- Ngôn ngữ cơ thể thể hiện sự gây hấn hay có hành vi gây hấn
- Hành vi khiêu khích (thách thức, cố ý đánh nhau)
- Xuất hiện ảo thanh hay ảo giác
- Có những vật dụng có thể làm tổn hại người khác (giao, súng…)
- Khoát lác về những việc trước đó trong việc lạm dụng bản thân hay những người khác
B. Giữ kích thích từ môi trường ở mức độ thấp nhất
C. Giám sát gần
D. Dời tất cả các vật có thể gây nguy hiểm
E. Vận động cơ thể nhằm giảm căng thẳng
F. Duy trì thái độ bình tĩnh với thân chủ và không thay đổi
G. Sử dụng thuốc theo toa đã kê đơn của bác sĩ.
Khi nguy cơ bị thương có thể ảnh hưởng đến thân chủ hay những người khác thì nhập viện là điều cần thiết trong suốt giai đoạn hưng cảm với những triệu chứng đang leo thang và không thể kiểm soát được.
3. Dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ
A. Khi chức năng của thân chủ cải thiện nhà trị liệu giúp thân chủ nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và mối liên hệ giữa việc giảm bù trừ và việc không dùng thuốc theo chĩ dẫn của bác sĩ.
4. Những tiến trình tư duy hợp lý
A. Không tranh cãi với thân chủ hay thách thức họ.
B. Sự chấp nhận trong giao tiếp với những nhu cầu của thân chủ về niềm tin sai lệch nhưng hãy từ bỏ chúng vì bạn không chia sẻ ảo giác.
C. Sử dụng những kỹ thuật làm rõ vấn đề trong giao tiếp (Anh/chị vui lòng giải thích… điều đó có nghĩa là … tôi không hiểu …)
D. Củng cố tích cực để chính xác trong kiểm tra thực tế
E. Củng cố và tập trung vào thực tại bằng cách nói về những vấn đề có thực.
F. Phát triển một cách hợp lý những kỹ thuật phù hợp như: ngưng nghỉ, mọi việc từ từ, dần dần và cần sự giúp đỡ của người khác trong việc kiểm tra thực tế.
5. Rối loạn cảm giác-tri giác
A. Lượng giá về ảo thanh hay suy nghĩ ảo giác
B. Cho thân chủ biết rằng nhà trị liệu không chia sẻ tri giác của thân chủ mặc dầu những gì thân chủ nghe hay thấy dường như có thực với họ nhưng nhà trị liệu không nghe không thấy những gì họ làm.
C. Hiểu đúng mối quan hệ giữa vấn đề tăng lo âu và bóp méo thực tế.
D. Lờ đối tượng có liên quan trong mối liên hệ trong các hoạt động với thân chủ và kiểm tra tính thực tế.
E. Can thiệp sớm khi có dấu hiệu về rối loạn tri giác rõ ràng.
F. Giúp thân chủ nhận thức rối loạn tri giác có tính lặp lại và làm thế nào để can thiệp.
G. Củng cố tích cực về sự nỗ lực của thân chủ và duy trì việc kiểm tra tính thực tế một cách chính xác.
6. Suy giảm tương tác xã hội
A. Tăng cường nhận thức để thân chủ hiểu làm thế nào người khác giải thích những dạng hành vi giao tiếp khác nhau.
B. Sắm vai làm mẫu và thực hành những đáp ứng thích hợp trong những tình huống xã hội.
C. Khuyến khích thân chủ chấp nhận trách nhiệm về hành vi của bản thân thay vì phóng chiếu vào người khác.
D. Khuyến khích thân chủ nhận ra những hành vi lôi cuốn.
E. Thiết lập những giới hạn và ranh giới. Cam kết không tranh cãi, mặc cả hay cố gắng hợp lý hóa, chỉ trình bày lại giới hạn.
F. Củng cố tích cực về sự thừa nhận và chấp nhận có trách nhiệm với hành vi của bản thân.
G. Củng cố những hành vi tích cực, phù hợp
H. Tìm cách hợp lý, hữu hiệu để ứng phó với cảm xúc
I. Hiểu đúng đắn về hậu quả của những hành vi không phù hợp.
J. Nhận biết và tập trung vào những điểm tích cực của thân chủ.
K. Chuyển thân chủ đến nhóm hỗ trợ cho những người bị Rối loạn lưỡng cực.
7. Lòng tự tôn thấp
A. Công nhận những trải nghiệm của thân chủ. Nhận diện những khía cạnh tiêu cực làm rối loạn cuộc sống.
- Khám phá những chủ đề thân chủ kiểm soát để chống lại những chủ đề mất kiểm soát.
- Nhận diện khó khăn mà thân chủ đã chấp nhận thực tế về rối loạn và kết quả là thân chủ không chấp nhận bản thân .
B. Đồng nhất hóa hợp lý những điểm mạnh
C. Nhận biết những ước muốn thay đổi mang tính thực tế và chia nhỏ chúng để có thể kiểm soát được.
D. Khuyến khích thân chủ quyết đoán trong giao tiếp.
E. Hỗ trợ thân chủ những phương pháp đơn giản để thành công
F. Đưa ra những phản hồi tích cực và củng cố những nỗ lực và những thành quả đã đạt được.
8. Rối loạn giấc ngủ
A. Giám sát việc ngủ đúng giờ
B. Giảm kích thích, cung cấp một môi trường yên tĩnh
C. Cung cấp thời gian biểu hợp lý cho các hoạt động bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi hay thời gian cho….
D. Giám sát mức độ hoạt động của thân chủ
E. Giúp thân chủ nhận biết và nhận thức về khả năng chịu đựng
F. Tránh sử dụng cafe và các chất kích thích khác
G. Quản lý thuốc an thần như theo toa của bác sĩ, giờ ngủ
H. Hướng dẫn thân chủ các phương pháp để dễ đi vào giấc ngủ như: thư giãn, nghe nhạc nhẹ, tắm nước nóng, …
9. Giáo dục về tác dụng của thuốc
A. Thân chủ và những người trong gia đình cần được trang bị kiến thức về rối loạn mà thân chủ đang gặp phải, theo dõi những triệu chứng của rối loạn, tiến trình, chủ động tìm hiểu về thuốc.
B. Chuyển thân chủ và người thân của họ đến bác sĩ và dược sĩ để hiểu những tác dụng của thuốc.
C. Giúp thân chủ hiểu vai trò của việc cân bằng các hóa chất trong cơ thể với hưng cảm.
D. Giúp thân chủ hiểu hệ quả của việc mất cân bằng các hóa chất và không theo toa thuốc của bác sĩ.
E. Những tác dụng phục của thuốc:
- Khô miệng, khát
- Hoa mắt, đờ đẫn
- Đau đầu
- Huyết áp thấp
- Rối loạn nhịp tim
- Buồn nôn, mửa
- Rùng mình
- Tăng cân
Nếu thân chủ phản hồi cho biết là có những tác dụng phụ của thuốc theo toa đã được bác sĩ kê thì khuyến khích thân chủ cố gắng duy trì việc dùng thuốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét