KỸ NĂNG BÀY TỎ CẢM XÚC


Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Có thể nói, bày tỏ cảm xúc đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm lý của con người. Về cơ bản, chúng ta có 6 loại cảm xúc: giận dữ, buồn, vui, ngạc nhiên, ghê tởm và sợ hãi.
Khi giao tiếp trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường bày tỏ
những loại cảm xúc này một cách có ý thức hoặc là vô thức.
Bạn có cảm xúc tiêu cực nhưng không thể bày tỏ được, dần dần vấn đề này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn bày tỏ cảm xúc không đúng cách sẽ làm người khác bị tổn thương, và có thể gây ra mâu thuẫn xung đột trong các mối quan hệ, thậm chí bạn sẽ bị tổn thương nhiều hơn là chọn giải pháp không bày tỏ. Vậy, làm thế nào để bày tỏ cảm xúc một cách an toàn để tốt cho bản thân và người khác khi giao tiếp?
Hãy bắt đầu việc bày tỏ cảm xúc của bạn bằng cụm từ: “tôi/anh/em cảm thấy ....”. Bạn chỉ được phép tập trung vào cảm xúc và cảm nhận của bản thân về vấn đề, sự kiện mà không tập trung vào nội dung, tính chất của vấn đề, sự kiện đó. Trong khi bạn bày tỏ cảm xúc của mình, bạn cần tránh: ra lệnh, đánh giá, bình phẩm, chỉ trích, phán xét. Ví dụ: Anh cảm thấy buồn khi em làm như thế.
Tại sao như thế? Chúng ta thường sử dụng những cơ chế phòng vệ trong quá trình giao tiếp. Khi bạn ra lệnh, đánh giá, bình phẩm, chỉ trích, phán xét người khác thì bức tường phòng vệ của họ lập tức phản ứng lại bạn theo cách mà bạn đã phản ứng đối với họ. Điều này sẽ làm cho bạn tổn thương nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, xung đột thường xuyên của nhiều cặp vợ chồng vì không thể nói chuyện được với nhau và kết quả là phải ra tòa vì lý do không hợp nhau.
Bày tỏ cảm xúc theo cách này sẽ giúp bạn giải tỏa cảm xúc tiêu cực một cách an toàn, khỏe cho bạn và không ảnh hưởng đến người khác trong giao tiếp. Đồng thời, đó cũng là tín hiệu cảnh báo cho người khác biết rằng, bạn không muốn người khác tiếp tục phản ứng như thế khi giao tiếp với bạn.
Bày tỏ cảm xúc có thể được trình bày trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu có điều kiện, bạn nên làm việc này trực tiếp với đối tượng gây ra cảm xúc tiêu cực với bạn. Tuy nhiên, trong một số tình huống chúng ta không thể bày tỏ trực tiếp được thì hãy bày tỏ gián tiếp qua thư tay, email, tin nhắn điện thoại, …
Cảm xúc bị ức chế, đặc biệt cảm xúc giận dữ là một trong những căn nguyên tâm lý gây ra các rối loạn tâm lý thường thấy như: trầm cảm, lo âu… và các khó khăn tâm lý khác. Vì thế, giải tỏa cảm xúc bằng cách bày tỏ cảm xúc một cách an toàn là việc bạn nên làm thường xuyên trong khi giao tiếp.

5 nhận xét:

  1. Tôi cảm thấy vui và thích thú khi vào trang này.

    a beautiful girl

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang nhà của chúng tôi. Bạn đã thực hành đúng như bài viết hướng dẫn. Hy vọng kỹ năng này có ích cho bạn. Chúc bạn nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.
    ngominhduy

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Xíu thân !

      Cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn xíu. Mình sẽ cân nhắc và điều chỉnh những việc bạn góp ý.

      Tuy nhiên, việc làm file âm thanh thì chắc là thời gian và điều kiện chưa cho phép. Với quy mô và cách thức đó thì có lẽ sẽ phù hợp với website hơn. Vài năm nữa làm web rồi mình sẽ thực hiện kế hoạch đó.

      Nhiều bạn sẽ ngại vì phải đọc nhiều, nhưng bạn Xíu à. Muốn thay đổi bản thân mình không những phải đọc nhiều mà còn phải làm nhiều hơn đọc nữa thì mới tạo ra sự thay đổi thực sự.Nghe và đọc thì cũng không khác gì nhau lắm vì đó chỉ là cách thay đổi giác quan tiếp nhận thông tin thôi. Người lười thì nghe hay đọc thì cũng lười như nhau thôi. Đúng không bạn Xíu.Vì thế, mình tin rằng,đây là một thử thách tốt cho sự thay đổi. Hihi.

      Cảm ơn bạn đã ghé thăm!
      ngominhduy

      Xóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa