RỐI LOẠN HOẢNG LOẠN

Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Lần trước, chúng ta đã bàn về cơn hoảng loạn. Vậy giữa cơn hoảng loạn và Rối loạn hoảng loạn có khác nhau hay không và khi nào thì thân chủ được chẩn đoán là cơn hoảng loạn và khi nào là Rối loạn hoảng loạn? Nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

Nếu thân chủ có các dấu hiệu như đã trình bày trong chủ đề Cơn hoảng loạn thì sẽ được chẩn đoán là cơn hoảng loạn. Tuy nhiên, các cơn hoảng loạn này tiếp tục tái phát và kèm theo một số dấu hiệu sau đây thì sẽ được chẩn đoán là Rối loạn hoảng loạn.
* Dấu hiệu nhận biết Rối loạn hoảng loạn:
-        Trước đó, thân chủ đã có các cơn hoảng loạn. Các cơn này tái phát trở lại và đến một cách bất ngờ.
-        Trong các cơn tái phát, có tối thiểu 1 cơn hoảng loạn kèm theo 1 (hoặc nhiều hơn) những vấn đề sau:
+ Thân chủ luôn luôn sợ sắp tới sẽ xuất hiện các cơn hoảng loạn khác.
+ Lo lắng/sợ ảnh hưởng của cơn hoảng loạn có thể để lại hậu quả: không thể kiểm soát bản thân, đau tim hoặc bị điên…
+ Có sự thay đổi về hành vi liên quan đến các cơn hoảng loạn: Thân chủ có khuynh hướng thoát thân ra khỏi những hoàn cảnh, tình huống, vị trí đó và về sau thân chủ thường né tránh những tình huống, hoàn cảnh và vị trí đã xuất hiện cơn hoảng loạn. Ví dụ: Thân chủ đang ở: trên xe buýt, trong đám đông, trong siêu thị, nhà sách mà cơn hoảng loạn xuất hiện thì những lần sau thân chủ sẽ không dám đến những nơi đó nữa. Vì thế, Rối loạn hoảng loạn thường đi kèm với chứng Ám ảnh sợ khoảng trống. Chúng ta sẽ bàn về chứng Ám ảnh sợ khoảng trống trong chủ đề tiếp theo.
-        Có thể có hoặc không có chứng Ám ảnh sợ khoảng trống kèm theo.
-        Các cơn hoảng loạn này không phải do tác động của các chất: chất kích thích, ma túy…gây nên.
-        Các cơn hoảng loạn này không phải do một rối loạn hoặc bệnh khác gây nên.
Rối loạn hoảng loạn có thể được điều trị theo hướng kết hợp giữa y khoa và trị liệu tâm lý. Vì thế, nếu bạn hay người thân của bạn có các dấu hiệu nêu trên thì nên đến các bệnh viện tâm thần, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần và các nhà trị liệu tâm lý để được hỗ trợ.

5 nhận xét:

  1. Tôi hay bị cơn hoảng loạn! khi bị cơn hoảng loạn tôi thường lo bị hết bệnh này bệnh kia! đứng ngồi ko yên!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn Tuấn Linh, tại vì chúng ta chấp vào vọng tưởng nên phăng ra tiếp nối, thay vì vọng tưởng nổi lên, bạn phải nhận thức đó là không có thật, vậy vọng tưởng sẻ tan biến, nhưng vì chúng ta cứ cho nó là thật nên chúng ta ôm nó, chạy theo nó, nên thay vì chúng ta cho tâm chúng ta chạy theo dệt mộng, bạn hãy niệm Phật hoặc lắng nghe hơi thở, chọn một phương pháp để chuyển hóa vọng tưởng, ý niệm hỏang sợ v.v... bằng các phương pháp trong Phật Giáo, các Thầy thường giảng "KHÔNG SỢ NIỆM KHỞI, CHỈ SỢ GIÁC CHẬM", ý nói chúng ta khởi niệm này, niệm khác là chuyện bình thường của con người, nhưng chúng ta có ý thức tức, nhận thức đó là "GIÃ" thì là giác, tức là không để niệm thứ 2 khởi lên nữa, lo bị bịnh hết bịnh này, tới bịnh kia, rồi đến đứng ngồi không yên, hãy thực tập hằng ngày, bạn sẻ thấy vọng niệm làm bạn đứng ngồi không yên là do phát xuất từ đâu ......phát xuất từ tâm dẫn đầu các pháp ....hãy nghiên cứu, nghiền nghẫm lời Phật dạy .... và hãy đọc bài của tác giã đây ứng dụng Kinh Kim Cang vào tâm lý trị liệu và theo tôi thì niệm Phật và tìm hiểu về Phật Giáo sẻ giúp bạn rất nhiều trong điều trị cơn hỏang lọan mà hể là con người điều bịnh như nhau thôi nhưng kẻ ít, người nhiều, kẻ nói lên chân tướng, kẻ thì giấu diếm .v.v.v....., chúc bạn nhiều an vui và tâm bình thế giới bình .......Chào tinh tấn .......

      Xóa
    2. Bạn Tuấn Linh thân mến!
      Bạn có thể đi khám về thực thể và tâm lý để bác sĩ chẩn đoán chính xác vấn đề và điều trị theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé. Chúc bạn khỏe!

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Thạc sĩ cho em hỏi là bạn em nó bị vấn đề về tâm lý. Sau khi bị người yêu chia tay thì nó ngủ hay bị mơ những thứ không hay, rồi mất ngủ, stress nặng hôm vưa rồi đang làm việc thì bị tức ngực rồi khó thở. Theo bác sĩ thì phải làm như nào????

    Trả lờiXóa